Nếu bạn đang nuôi một chú mèo trong nhà tuyệt đối không được bỏ qua những điều cấm kỵ khi nuôi mèo được Pearlpet đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo các sen cần biết
1.1. Các sen chưa chuẩn bị kiến thức để nuôi mèo
Nuôi mèo là cả một hành trình đòi hỏi người nuôi phải đặc biệt yêu thích động vật đừng vì sự đáng yêu nhìn thấy trước mắt mà quyết định nuôi dưỡng. Bởi thực tế người nuôi mèo phải chuẩn bị một tinh thần thép, sự bao dung, kiên nhẫn và chăm chỉ.
Mèo cũng là một loài động vật không hẳn dễ nuôi, nếu không có kinh nghiệm nuôi mèo sẽ dễ khiến chúng bị ốm do đề kháng của mèo thường kém hơn. Nếu bạn đang có ý định nuôi mèo hãy đảm bảo về khả năng của mình cả về tài chính, thời gian và không gian cho mèo sống. Tất nhiên không thể bỏ qua những kiến thức về mèo, cách nuôi mèo, chăm sóc mèo ốm,….
1.2. Cho mèo ăn sai cách
Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo đặc biệt là giống mèo cảnh là cho mèo ăn sai cách. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mèo rất dễ bị mắc bệnh. Với mỗi giống mèo và độ tuổi khác nhau mèo có nhu cầu ăn uống không giống nhau vì vậy chỉ nên cho mèo ăn đúng loại thức ăn.
Tuyệt đối không cho mèo ăn thức ăn của người hay các loại thức ăn của động vật khác chúng có thể bị ngộ độc hoặc gây ra các vấn đề tiêu hoá.
Khi cho mèo ăn hoặc chế biến thức ăn cho mèo hãy đảm bảo đó là nguồn thực phẩm sạch, an toàn. Cũng không nên cho mèo ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc hoặc ăn 1 loại thức ăn trong nhiều ngày liên tục dễ bị rối loạn tiêu hoá.
1.3. Không cho mèo ăn xương
Khi cho mèo ăn không được cho mèo ăn xương, xương là một trong những thứ tiềm ẩn nguy hiểm khi nào ăn. Xương khô có thể khiến mèo bị ảnh hưởng đến răng miệng do cố gắng cắn và nghiền nhỏ xương.
Trường hợp nguy hiểm hơn mèo có thể bị hóc xương, các đầu xương sắc nhọn đâm vào họng, dạ dày của mèo gây tổn thương rất nguy hiểm. Chính vì vậy tuyệt đối không cho mèo ăn xương, nếu muốn mèo ăn thô thì bạn có thể sử dụng các thực phẩm khác đảm bảo không gây hại hoặc tiềm ẩn rủi ro.
1.4. Không triệt sản cho mèo cái
Dù bạn nuôi mèo cái hay mèo đực thì việc triệt sản cho mèo là rất quan trọng. Bởi khi đến thời kỳ mèo sinh sản chúng thường có xu hướng đi ra khỏi nhà để tìm bạn khác giới đặc biệt mèo đực. Còn đối với mèo cái chúng sẽ thường kêu gào để quyến rũ mèo đực. Tình trạng này diễn ra mèo dễ đi lạc hoặc bị mất.
Bên cạnh đó việc triệt sản cho mèo là cách tốt nhất để hạn chế sự sinh sản không kiểm soát, gây ra những hậu quả cho người nuôi và mèo. Khi mèo giao phối với các con mèo khác lại tăng nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm như FPV, nấm, ký sinh trùng,…
1.5. Không cho mèo uống đủ nước mỗi ngày
Cũng giống như con người nước là một phần quan trọng của cơ thể, vì vậy cần phải cho mèo uống đủ nước mỗi ngày.
Nước có vai trò trong việc chuyển hóa dinh dưỡng, giải độc và hỗ trợ các chức năng quan trong cơ thể. Nếu mèo bị mất nước sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về thận, tinh thần thiếu tập trung, táo bón, thở mạnh hơn,…
Chính vì vậy chủ nuôi nên chú ý bổ sung nước cho mèo mỗi ngày từ 60 – 65ml. Bạn cần luôn luôn để một bát nước khu vực ăn uống của mèo để mèo không bị khát. Cũng cần chú ý vệ sinh các dụng cụ bát đựng nước và thức ăn được sạch sẽ.
1.6. Tạo môi trường sống sạch sẽ cho mèo
Nuôi mèo không gian sống rất quan trọng chúng quyết định rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của mèo. Do đó bạn cần phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng, khu vực mèo ở. Nên lựa chọn các vị trí thoáng đãng, có không gian rộng rãi để mèo có thể vui chơi.
Nếu mèo sống trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm dễ bị mắc các bệnh về tiêu hoá và đường hô hấp. Khu vệ sinh của mèo và cát cần phải được thay liên tục, nên sử dụng các viên khử mùi để không gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm môi trường.
1.7. Không được nuôi mèo trong phòng kín
Một trong những điều cấm kỵ khi nuôi mèo chính là không được để mèo trong phòng kín. Mèo cũng giống như con người cần phải có không gian sống tốt, thoáng đãng và cần phải hít thở không khí trong lành. Do đó chủ nuôi tuyệt đối không nên nuôi, nhốt mèo trong phòng kín chúng sẽ khiến mèo cảm thấy ngột ngạt, khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý.
Hàng ngày mèo cũng cần được đi dạo, tắm nắng để hấp thụ vitamin D , ra ngoài vui chơi mang lại một tinh thần tốt nhất.
Trường hợp không gian nhà bạn quá chật chội thì nên nuôi mèo ở những khu vực thoáng đãng có đủ ánh sáng, có cửa sổ để lưu thông không khí sẽ tốt cho mèo hơn.
1.8. Không tiêm phòng đầy đủ cho mèo
Mèo là một trong những thú cưng có sức đề kháng kém vì vậy chủ nuôi cần đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vacxin cần thiết cho mèo. Đặc biệt là các mũi tiêm về cúm, viêm đường hô hấp, viêm gan B,… là những bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong.
Ngoài ra cũng nên chú ý về lịch tiêm cần tiêm đúng thời điểm, đúng độ tuổi và nên tiêm ở các đơn vị, cơ sở, bệnh viện thú y uy tín và chuyên nghiệp.
1.9. Tắm cho mèo quá nhiều lần trong 1 tháng
Tắm gội cho mèo để mèo luôn được sạch sẽ, thơm tho là điều cần thiết nhưng không phải lúc nào tắm cũng tốt. Mèo thường rất sạch sẽ chúng sẽ tự vệ sinh lông hàng ngày nếu tắm quá nhiều còn khiến mèo bị khô da và mẩn ngứa.
Một trong những điều cấm kỵ khi nuôi mèo là việc tắm quá thường xuyên cho mèo sẽ khiến mèo không thích và tạo ra tâm lý sợ sệt mỗi lần đi tắm hoàn toàn không tốt cho tinh thần của mèo.
Đối với mèo 1 tuần bạn chỉ nên tắm cho mèo 1 lần là tốt nhất sẽ giúp mèo cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Sau khi tắm nên sấy và lâu khô lông cho mèo ngay để tránh mèo bị cảm lạnh.
1.10. Không vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sinh hoạt của mèo
Một trong những nguyên tắc khi nuôi mèo là phải luôn sạch sẽ, không chỉ trong không gian, cơ thể mèo mà quan trọng ở các vật dụng của mèo từ bát đựng thức ăn, nước uống cho đến đồ chơi. Nếu chúng không được sạch sẽ dễ bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập mèo ăn vào sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, dễ mắc bệnh.
Mèo bản tính sạch sẽ nếu thức ăn để trên các khay không sạch sẽ có mùi lạ từ đó hiến mèo lười ăn, bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng. Do đó hãy thường xuyên vệ sinh các dụng cụ, đồ chơi của mèo, để chúng luôn được khô ráo trước khi cho mèo ăn.
1.11. Không đảm bảo chi phí để nuôi mèo
Nuôi mèo không hề đơn giản và không phải ai cũng làm được. Ngoài kinh nghiệm nuôi mèo, sự kiên nhẫn, chăm chỉ thì bạn cần phải có tài chính. Nuôi mèo sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh từ thức ăn, cát vệ sinh, tiêm phòng, chăm sóc y tế, kiểm tra sức khỏe định kỳ,… cho đến các vật dụng cần thiết như nhà, đồ chơi cho mèo.
Bởi vậy hãy đảm bảo có đủ chi phí để chăm sóc và nuôi dưỡng hãy quyết định nuôi mèo để hạn chế những rủi ro về sức khỏe và tâm lý.
1.12. Không được xích mèo quá lâu
Một trong những điều cấm kỵ khi nuôi mèo đặc biệt phải kể đến là việc xích mèo. Mèo với bản tính có phần hoang dã luôn hoạt động, không chịu nằm yên một chỗ bởi vậy mèo rất ghét và sợ bị nhốt hay xích trong một không gian hẹp.
Bởi vậy các chủ nuôi nên chú ý trong những trường hợp phải xích mèo thi tuyệt đối không nên xích mèo trong thời gian dài. Nếu xích quá lâu và thường xuyên mèo sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý gây ra tình trạng căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Ngoài ra xích mèo chính là bạn đang hạn chế các hoạt động của chúng, lâu dần sự linh hoạt, nhanh nhạy sẽ bị mất dần. Theo một vài nghiên cứu cho thấy mèo xích thường có xu hướng hung dữ hơn so với các con mèo được tự do.
Trong trường hợp bắt buộc phải xích mèo hãy cho mèo thật nhiều đồ chơi để chúng không bị hạn chế vận động và vẫn giữ được một tinh thần vui vẻ, thoải mái.
1.13. Không được la mắng, đánh đập mèo
Mèo cũng là động vật thông minh, có cảm xúc bởi vậy rất thích được chủ nuôi yêu thương và vuốt ve. Việc la mắng, dọa nạt thậm chí là đánh đập sẽ ảnh hưởng rất tâm lý của mèo, gây cảm giác sợ hãi, căng thẳng và ám ảnh.
Nhiều chú mèo sẽ có những phản ứng lại đối với con người như việc cào cấu, kêu gào. Để có thể nuôi mèo đúng cách, cần phải biết kiềm chế cảm xúc trong những khi mèo gây ra lỗi, cần phải có cách giải quyết nhẹ nhàng với tấm lòng bao dung.
Bởi vậy nuôi mèo không hề đơn giản, nếu không có đủ thời gian, kiên nhẫn và tình yêu thương thì không nên nhận nuôi động vật không riêng là mèo.
1.14. Không dành thời gian quan tâm, chơi đùa với mèo
Mèo khá thông minh, tinh ý, hiểu con người và có cảm xúc cá nhân. Chúng có khả năng nhận thức được ai yêu, ai ghét mình và cũng dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt đối với người đó.
Là một người chủ nuôi bạn nên dành thời gian để nói chuyện, vuốt ve và chơi đùa với mèo để mèo cảm nhận được tình thường yêu. Nếu con người sống cùng với mèo trong một thời gian sẽ dần hiểu được suy nghĩ chỉ qua ánh mắt, hành động. Không ít gia đình mèo trở thành người bạn, một thành viên không thể thiếu .
2. Kinh nghiệm nuôi mèo tại nhà
Khi nuôi mèo bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ tài chính, thời gian, kiến thức hay những vật dụng cơ bản để mèo có cuộc sống đầy đủ và tốt nhất. Dưới đây là một vài kinh nghiệm khi nuôi mèo tại nhà được chia sẻ từ những người đã từng nuôi mèo:
- Tài chính: hãyđảm bảo bạn có thể thanh toán và chi trả được các khoản chi phí phát sinh khi nuôi mèo từ thức ăn, cát vệ sinh, tiêm phòng và các chi phí khác kèm theo.
- Vật dụng cần thiết: Trước khi nhận nuôi mèo cần chuẩn bị một cơ sở vật chất đầy đủ từ nhà cho mèo, thức ăn, bát ăn, cắt cũng như đồ chơi để mào có thể dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
- Thời gian: Nuôi mèo chắc chắn tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian từ việc cho ăn, tắm gội, vệ sinh, chăm sóc khi bị bệnh,… Chúng giống như một đứa trẻ cần được chăm sóc và hỗ trợ, mọi thứ đều không tự làm.
- Không gian: Mèo thích không gian rộng, thoải mái để có thể vui chơi và hoạt động không nên nuôi mèo mà chỉ nhốt trong lồng hoặc xích sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách của chú
- Y tế: Mèo cần phải được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tiêm phòng vacxin đúng thời điểm để luôn được an toàn và khỏe mạnh.
- Chuẩn bị kiến thức cơ bản về cách chăm sóc và nuôi dạy mè
- Bạn phải là người yêu thương động vật: Luôn quan tâm và yêu thương chúng như người bạn, người thân, người con trong gia đình.